DU HỌC NGHỀ ĐỨC VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
(Dân trí) – Du học nghề Đức miễn 100% học phí, nhận lương tới 1.300 Euro/tháng ngay khi học đang trở thành xu hướng lựa chọn của giới trẻ Việt Nam.
Đức là quốc gia phát triển mạnh trong lĩnh vực công nghiệp với những thương hiệu nổi tiếng như BMW, Mercedes Benz, Siemens hay Bayer.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia kinh tế tại Đức, những doanh nghiệp nhỏ và vừa là xương sống của nền kinh tế Đức. Một trong những lý do khiến Đức trở nên vững mạnh và phát triển là áp dụng mô hình đào tạo nghề kép’.
Đây là mô hình đào tạo nghề tiên tiến hiện nay với sự kết hợp lý thuyết và thực hành trong chương trình học. Với lợi thế đó cùng những chính sách tốt, nước Đức ngày càng thu hút nhiều các bạn trẻ Việt Nam tham gia các chương trình du học nghề.
Hiểu đúng về chương trình du học nghề Đức như thế nào?
Du học nghề là chương trình đào tạo hướng nghiệp nằm trong hệ thống giáo dục của Đức. Sau khi hoàn thành bậc học THPT, học sinh tại Đức sẽ được định hướng học tiếp lên các ngành học nghiên cứu chuyên sâu ở bậc đại học, cao đẳng.
Nếu muốn phát triển đồng thời kiến thức chuyên môn lẫn kỹ năng ngành nghề cụ thể, bạn có thể đăng ký theo học trường nghề. Mặt khác, cũng có một số bạn trẻ lựa chọn đi làm luôn để có trải nghiệm thực tế và tích lũy thu nhập.
Tùy từng ngành nghề, chương trình học sẽ kéo dài trong 3 – 3,5 năm. Du học sinh học nghề sẽ có khoảng 20% – 30% thời gian học lý thuyết và 70% – 80% thời gian thực hành trực tiếp tại doanh nghiệp.
Chính sách miễn học phí của chương trình du học nghề Đức
Mặc dù sở hữu nền giáo dục chất lượng cao với cơ sở vật chất hiện đại, tiên tiến ở các cấp học nhưng giáo dục Đức vẫn có nhiều chính sách miễn học phí. Với triết lý không kinh doanh giáo dục, đầu tư phát triển con người là đầu tư cho sự phát triển bền vững của đất nước, Chính phủ Đức đã thực hiện và duy trì chính sách miễn học phí trong nhiều thập kỷ qua.
Phần lớn các cơ sở giáo dục công lập tại quốc gia này đều không thu học phí. Chính sách này áp dụng với cả sinh viên quốc tế. Du học sinh theo học chương trình du học nghề Đức sẽ được miễn học phí trong toàn bộ thời gian học nghề.
Chính sách miễn học phí chương trình đào tạo nghề là quy định chung của Chính phủ Liên bang dành cho sinh viên quốc tế đủ điều kiện tham gia.
Du học nghề Đức với đa dạng ngành nghề, nhận lương trong quá trình học
Tỷ lệ sinh ở mức thấp đáng báo động, do vậy nước Đức đang phải đối mặt với tình trạng già hóa dân số và thiếu hụt nguồn nhân lực trong nhiều ngành nghề. Khi tham gia du học nghề Đức, sinh viên quốc tế có thể lựa chọn nhóm ngành phù hợp với năng lực, sở thích bản thân, có thể kể tới một số nhóm ngành nghề trọng điểm như: điều dưỡng – trợ lý nha khoa; bán hàng – chế biến thực phẩm; cơ khí; xây dựng.
Theo đó, học sinh sẽ hưởng lương học nghề dao động khoảng từ 1.000 – 1.300 Euro/tháng trong quá trình học. Mức lương này chưa tính đến những khoản thưởng thêm, phụ cấp khác khi làm việc. Ngoài ra, bạn có thể nâng cao thu nhập của mình bằng cách nhận các công việc làm thêm ngoài giờ với tối đa 10 giờ/tuần và mức lương trung bình khoảng 10 – 12,41 Euro/giờ hoặc cao hơn tùy từng nơi làm việc.
Bằng cấp quốc tế sau tốt nghiệp, cơ hội định cư dài hạn sau 5 năm
Sau 3 – 3,5 năm hoàn thành chương trình đào tạo, du học sinh được cấp bằng cao đẳng nghề quốc tế và mức lương trung bình sau tốt nghiệp có thể lên tới 3.500 Euro/tháng tùy từng ngành nghề.
Sau 5 năm học tập và làm việc không gián đoạn, bạn sẽ có cơ hội xin nhập quốc tịch Đức và được cấp thẻ vĩnh trú sau 4 năm. Bên cạnh đó, bạn có thể tự do đi lại giữa các nước thành viên khối Schengen mà không cần xin thị thực nhập cảnh.
Chương trình du học nghề Đức với nhiều chính sách hấp dẫn từ Chính phủ Đức sẽ là lựa chọn mới cho các bạn trẻ Việt Nam. Nếu bạn đang mong muốn được học tập và làm việc tại quốc gia châu Âu này thì có thể tham gia, điều quan trọng hơn là bạn cần tìm hiểu thông tin chi tiết và kiên trì với lựa chọn của bản thân.
Lãnh đạo Công ty Viwaseen.tmc làm việc tại Hàn Quốc
Hình ảnh chuyến thăm và làm việc tại Hàn Quốc của lãnh đạo Công ty Viwaseen.tmc. Chuẩn bị cho những khóa học tập và làm việc tại xứ sở Kim Chi cho người Việt.
Một số thông tin về thay đổi chính sách liên quan chương trình đưa lao động kỹ thuật đi làm việc tại Hàn Quốc ngành đóng tàu (thị thực E7)
Từ năm 2023, Hàn Quốc tăng số lượng tối đa doanh nghiệp được phép tiếp nhận từ 20% lên 30% tổng số lao động người Hàn làm việc tại doanh nghiệp từ 3 tháng trở lên (áp dụng cho 2 năm 2023 và 2024).
Từ tháng 01/2023 Hàn Quốc đã chính thức giảm điều kiện hồ sơ trong thủ tục cấp visa, bỏ giấy chứng nhận kinh nghiệm tại hồ sơ cấp thị thực E7 cho lao động ngành đóng tàu, theo đó “người lao động đỗ kỳ kiểm tra tay nghề được tổ chức bởi một đơn vị do Bộ Thương mại, Năng lượng và Công nghiệp Hàn Quốc chỉ định và có chứng chỉ nghề hàn trung cấp trở lên (FCAW, GMAW, GTAW) áp dụng theo các tiêu chuẩn như AWS hoặc chứng chỉ hàn được quốc tế công nhận” thì không phải nộp Giấy xác nhận kinh nghiệm làm việc (bao gồm sổ đóng bảo hiểm xã hội, hợp đồng lao động).
Bộ Tư pháp Hàn Quốc tăng số lượng cán bộ chuyên trách trong việc thẩm tra cấp thị thực cho 05 văn phòng quản lý xuất nhập cảnh khu vực (Busan, Ulsan, Changwon, Geoje, Mokpo) và thực hiện thẩm tra nhanh với mục tiêu rút ngắn thời gian thẩm tra visa từ 5 tuần hiện nay xuống còn 10 ngày.
Bộ Thương mại – Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc (MOTIE) giảm tổng thời gian cấp giấy phép giới thiệu tuyển dụng tạm thời (KOSHIPA cấp) và giấy giới thiệu tuyển dụng (MOTIE cấp) từ 10 ngày hiện nay xuống còn trong vòng 5 ngày.
Quy trình tuyển dụng lao động nước ngoài ngành đóng tàu thị thực E-7
1. Chuẩn bị tuyển dụng (Công ty đóng tàu/công ty dịch vụ nhân lực)
– Công ty đóng tàu Hàn Quốc lập kế hoạch tuyển dụng (lựa chọn và ký kết hợp đồng cung ứng & tiếp nhận lao động hoặc ủy quyền cho công ty dịch vụ giới thiệu nhân lực Hàn Quốc tuyển dụng lao động nước ngoài)
2. Đăng ký nhu cầu nhân lực nước ngoài (Công ty đóng tàu/công ty dịch vụ nhân lực)
– Công ty đóng tàu hoặc công ty dịch vụ giới thiệu nhân lực Hàn Quốc đăng ký kế hoạch tuyển dụng lao động nước ngoài với Hiệp hội đóng tàu Hàn Quốc KOSHIPA (bao gồm số lượng cần tuyển, ngành nghề và thời gian dự kiến kiểm tra tay nghề người lao động)
3. Kiểm tra năng lực (Hiệp hội đóng tàu và Công ty đóng tàu)
– Hiệp hội đóng tàu KOSHIPA lập đoàn kiểm tra tay nghề (đại diện của KOSHIPA, công ty đóng tàu, công ty dịch vụ giới nhân lực) để sang nước phái cử tổ chức kiểm tra trình độ tay nghề người lao động (đối với thợ hàn).
– Hiệp hội KOSHIPA cấp chứng chỉ năng lực nghề cho lao động nước ngoài đạt yêu cầu sau khi kiểm tra.
4. Cấp Giấy giới thiệu tuyển dụng tạm thời (Hiệp hội đóng tàu KOSHIPA)
– KOSHIPA cấp Giấy giới thiệu tuyển dụng tạm thời sau khi xét hồ sơ tuyển dụng của Công ty đóng tàu hoặc công ty dịch vụ giới thiệu nhân lực Hàn Quốc và hồ sơ lao động được cấp chứng chỉ năng lực nghề.
– Hồ sơ tuyển dụng người lao động sau khi có Giấy giới thiệu tuyển dụng tạm thời được chuyển lên Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc.
5. Cấp Giấy giới thiệu tuyển dụng chính thức (MOTIE)
– Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc (MOTIE) xét duyệt và cấp Giấy giới thiệu tuyển dụng chính thức.
– Hồ sơ tuyển dụng lao động sau khi được cấp Giấy giới thiệu tuyển dụng chính thức được gửi đến Bộ Tư pháp (MOJ) để xét duyệt.
6. Cấp thị thực (MOJ)
Bộ Tư pháp Hàn Quốc (Các Văn phòng xuất nhập cảnh tại các địa phương) thẩm tra hồ sơ và phê duyệt lệnh cấp thị thực cho người lao động.
7. Nhập cảnh